Chuyển đến nội dung chính

Cách để móng khi chơi đàn Guitar

 

Xây dựng một tiếng đàn hay

Khi lắng nghe một tay chơi đàn guitar giỏi, có lẽ điều làm chúng ta thích thú nhất là tiếng đàn của người ấy. Tạo ra tiếng đàn hay, tuy vậy, lại là một trong những vấn đề rắc rối nhất trong việc học chơi guitar. Những học sinh được đào tạo một cách cẩu thả thường tạo ra tiếng đàn nghèo nàn, sẽ lộ ra ngay khi biểu diễn. Vì mục tiêu của chúng ta là tránh tất cả những gì có thể làm phương hại đến khả năng biểu diễn, nên bạn cần phải học cách tạo ra tiếng đàn một cách thật cẩn thận.
Cho dù cây đàn guitar có thể tạo ra cả một loạt âm thanh có màu sắc khác nhau, điều này bạn chưa cần để ý đến vội. Tốt hơn là bạn tập trung vào việc tạo ra những âm thanh tốt nhất mà thông qua quá trình rèn luyện, bạn có thể thực hiện một cách thuần thục. Âm thanh cơ bản này chính là mục tiêu của bạn trong suốt quá trình học chơi cây đàn guitar rực rỡ sắc màu âm thanh.

CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ TẠO RA TIẾNG ĐÀN

Cho dù tiếng đàn căn bản của mỗi người có khác biệt, đa số những người chơi guitar đều đồng ý về những tính chất quan trọng nhất của nó. Đầy đặn, có chiều sâu và ấm áp là những đặc tính được quan tâm nhất – tiếng đàn mỏng , nông và sắc không được coi trọng bằng.
Chất lượng và sức mạnh tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào 3 nguyên tắc sau:
- Nhận thức của bạn về tiếng đàn: Tiếng đàn bạn tạo ra phản ánh nhận thức của bạn về tiếng đàn hay. Bạn phát triển nhận thức này bằng cách lắng nghe một cách có phê phán tiếng đàn của chính bạn và của người khác. Bạn cũng sẽ củng cố thêm nhận thức này khi bạn học cách để móng tay cho đúng cùng những động tác của các ngón tay gảy đàn.
- Tình trạng và cách sử dụng móng tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào cả tình trạng móng tay của bạn lẫn việc bạn sử dụng những móng tay đó như thế nào.
- Sự tiếp xúc và động tác các ngón tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào việc các ngón tay phải của bạn tiếp xúc với dây đàn như thế nào, và hướng di chuyển cũng như lực bạn dùng khi gẩy dây đàn.
a. Phần bên trái của đầu ngón tay cùng cạnh móng tay phải được tựa chặt vào dây đàn thời điểm ngay trước khi bạn gẩy dây đàn đó.
b. Động tác gẩy đàn phải vừa đủ mạnh để làm cho dây đàn võng xéo vào phía trong khi gẩy đàn. Các ngón tay của bạn không bị sức căng của dây đàn làm chệch hướng.
Ba nguyên tắc trên có tương quan qua lại với nhau. Bạn sẽ bắt đầu với hình dạng cơ bản của móng tay cho phép bạn bắt đầu tập luyện bàn tay phải. Khi bạn đã nắm vững các tư thế và động tác chính xác, bạn sẽ dần dần điều chỉnh hình dạng móng tay của bạn cho phù hợp hơn. Thông qua quá trình này, bạn sẽ được hướng dẫn bởi tiếng đàn mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, nhận thức của bạn cũng chịu ảnh hưởng bới hai nguyên tắc còn lại – khi bạn điều chỉnh động tác cũng như hình dạng móng tay, bạn đồng thời điều chỉnh nhận thức của bạn về một tiếng đàn hay.

CHẤT LƯỢNG TIẾNG ĐÀN VÀ MÓNG TAY CỦA BẠN


Bạn nên bắt đầu sử dụng móng tay của bạn khi chúng mọc tới độ dài thích hợp để có thể tạo dáng. Gẩy đàn bằng móng tay đòi hỏi những kỹ thuật khác với việc gẩy đàn bằng ngón tay không có móng. Bằng cách sử dụng móng tay ngay từ lúc bắt đầu tập luyện bàn tay phải, bạn sẽ tránh được những thói quen mà nếu mắc phải thì sau này bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ.
Một tiếng đàn được tạo ra đúng vào lúc dây đàn rời khỏi móng tay của bạn. Điều này xẩy ra dần dần hay đột ngột là một thành tố chủ yếu trong việc tạo ra tiếng đàn.
Hành trình của dây đàn khi rời khỏi móng tay của bạn chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính:
1. Động tác của ngón tay phải của bạn.
2. Hình dạng móng tay của bạn.
3. Tư thế bàn tay phải của bạn – tư thế này được xác định bởi những điều sau:
a. Điểm cánh tay bạn đặt vào đàn.
b. Độ cao của đầu cần đàn.
c. Độ cao của cây đàn so với thân hình của bạn.
d. Tư thế của cây đàn từ bên trái hay bên phải thân hình của bạn.
Bằng cách áp dụng những quy tắc về thao tác và tư thế từ các lesson trước, bạn sẽ tiếp xúc dây đàn với cạnh bên trái móng tay của bạn. Những thí dụ sau minh họa móng tay ảnh hưởng đến tiếng đàn như thế nào:
Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động dần dần của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh dịu dàng và đầy đặn.

(nhìn từ trên xuống, dọc theo ngón tay về phía dây đàn) Cạnh móng tay càng vuông góc với dây đàn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng chậm bấy nhiêu.

Đầu móng tay càng bằng bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng chậm bấy nhiêu.
Ghi chú: Đây là một thí dụ điển hình cho kỹ thuật gẩy đàn bằng cạnh bên móng tay (slice hay side stroke) do Andres Segovia đề xuất. Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhiều giới hạn vì nó đòi hỏi cả bàn tay nghiêng hẳn về một phía.
Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động đột ngột của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh tươi sáng và trong trẻo.

Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động đột ngột của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh tươi sáng và trong trẻo.

Đầu móng tay càng nhọn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.
Trong khi tiếng đàn dịu dàng và đầy đặn thường được ưa chuộng, chúng không phải những thành tố quan trọng duy nhất của tiếng đàn cơ bản. Nếu lạm dụng quá đáng, chúng có khuynh hướng làm cho tiếng đàn mờ tối đi. Ngược lại, trong khi tiếng đàn mỏng manh và lạnh lùng không được ưa chuộng lắm, chúng lại làm tăng sự trong trẻo của tiếng đàn. Bạn nên tạo dáng và sử dụng móng tay của bạn để tạo ra một tiếng đàn phối hợp được những đặc tính mâu thuẫn này. Tất nhiên, bạn có thể thiên về tiếng đàn ấm áp hay trong trẻo tùy theo ý thích của bạn.

HÌNH DẠNG MÓNG TAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ

Móng tay mỗi người một khác. Thậm chí móng tay của bạn cũng có thể khác nhau từ ngón này qua ngón kia. Móng tay khác nhau ở độ cong, độ dầy, kết cấu, và vị trí của chúng trên ngón tay. Những khác biệt này, cùng với sự bất đồng giữa hình dạng đầu ngón tay, ảnh hưởng việc tạo dáng cho móng tay. Chính vì thế, ta không thể đưa ra những thông tin chính xác về việc nên tạo dáng móng tay như thế nào. Tạo dáng móng tay là một vấn đề của từng cá nhân, đòi hỏi thử nghiệm và điều chỉnh một cách cẩn thận.
Việc tạo dáng cho móng tay tùy thuộc nhiều nhất vào trắc diện (contour – cạnh nhìn nghiêng) của móng tay. Trắc diện móng tay tức hình dạng móng tay nhìn từ cạnh bên ngón tay. Những thí dụ minh họa sau trình bầy những loại trắc diện móng tay phổ biến nhất và cách tạo dáng cho chúng:

NGÓN CÁI


Móng tay có trắc diện tương đối thẳng.

Hình dạng đề nghị.

Móng tay có trắc diện cong nhiều về phía dưới (khoằm).

Hình dạng đề nghị.

CÁC NGÓN TRỎ, GIỮA, ÁP ÚT:

Loại móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống) và có trắc diện tương đối thẳng:

Móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống).

Trắc diện móng tay tương đối thẳng.

Hình dạng đề nghị.
Loại móng tay quá cong tròn:

Móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống).

Trắc diện móng tay tương đối thẳng.

Hình dạng đề nghị.
Loại móng tay có trắc diện cong nhiều về phía dưới (khoằm):

Móng tay cong tròn vừa phải (nhìn từ trên xuống).

Trắc diện móng tay cong nhiều về phía dưới (khoằm).

Hình dạng đề nghị.
Các hình dạng móng tay (của ngón trỏ, giữa và áp út) dưới đây được một số nhạc sĩ guitar danh tiếng sử dụng:


Bạn nên tạo hình dạng thô của móng tay bằng một cái dũa móng tay. Để tránh những tiếng lạo xạo khi đánh đàn, dũa thật mịn cạnh móng tay với giấy ráp loại mịn nhất. Độ dài của móng tay sẽ được quyết định bởi tiếng đàn và sự thoải mái trong động tác của tay phải. Tuy nhiên, một cách tổng quát, bạn nên giữ móng tay tương đối ngắn một chút. Dù cho móng tay ngắn đòi hỏi động tác chính xác hơn, chúng mạnh hơn và tạo ra tiếng đàn mạnh mẽ hơn.

TỔNG KẾT

Những giai đoạn đầu trong việc tập luyện bàn tay phải, bạn nên chú ý cân đối giữa chất lượng tiếng đàn và những điều sau:
- Đặt cổ tay và các khớp ngón tay của bạn ở tư thế sao cho có thể phát huy tối đa sức mạnh của chúng.
- Tựa chắc đầu ngón tay và móng tay vào dây.
- Tìm cách gẩy dây đàn sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn không thể tạo ra tiếng đàn hay nhất của bạn cho đến khi bạn thành thục các thói quen trong các lĩnh vực trên. Nhưng hãy kiên nhẫn – các lĩnh vực trên sẽ được giải thích kỹ lưỡng trong những chương nói về việc tập luyện bàn tay phải. Hãy áp dụng các phương pháp tập luyện bàn tay phải một cách cẩn thận và kiên định. Khi bạn đánh đàn nhuần nhuyễn hơn, tiếng đàn của bạn cũng sẽ dần dần hay hơn.
Khi bạn bắt đầu điều chỉnh tiếng đàn, hãy nhớ đến mối tương quan giữa chất lượng tiếng đàn và chuyển động của móng tay (từ dây đàn). Vì một chuyển động rất chậm của móng tay tạo ra một tiếng đàn mơ hồ không rõ ràng, và một chuyển động rất đột ngột của móng tay tạo ra một tiếng đàn mỏng manh và cứng cỏi, nên mục tiêu của bạn sẽ là tạo ra một tiếng đàn ở khoảng giữa hai thái cực trên. Tạo dáng móng tay sao cho chúng có thể chuyển động khá chậm từ dây đàn sẽ cho bạn một tiếng đàn khá dịu dàng và đầy đặn. Nhưng cũng cần nhớ rằng, nếu bạn muốn tạo ra một âm thanh rõ ràng, một chuyển động đột ngột của móng tay sẽ làm cho tiếng đàn của bạn thêm tươi sáng và trong trẻo.
Tuy nhiên, cũng cần luôn luôn nhớ rằng, việc tạo ra một tiếng đàn hay không chỉ là việc của bàn tay phải. Tiếng đàn của bạn còn chịu ảnh hưởng từ sự nhuần nhuyễn của bàn tay trái – một bàn tay trái có kỹ thuật kém sẽ làm tiếng đàn của bạn kém đi. Do đó, tiếng đàn của bạn cuối cùng sẽ là tổng số sự nhuần nhuyễn của cả hai bàn tay bạn.

Nhận xét

  1. Để đàn hay, ngoài kỹ năng, năng khiếu cần phải có một cây đàn tốt nữa. Muốn tìm hiểu hay mua đàn thì liên hệ nhe!
    [URL="http://vietpages.com.vn/46/3884/1958/Dan-Guitar-Nhat-Mua-ban-dan-Guitar-gia-re.aspx"]mua bán đàn guitar nhật giá rẻ[/URL]

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn! lần đầu tiên mình được đọc bài viết như thế này!
    Mình cũng là một người đam mê đàn guitar

    Trả lờiXóa
  3. Hay lắm mình cũng muốn đánh đàn nhưng nghe nói hơi khó

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách đánh điệu Blue

Điệu Blue: nhẹ nhàng sâu lắng và đậm chất buồn   1. Nhịp: 4/4 2. Bùm – xình – chát – xình. 3. Cách đánh: 3.1. Cơ bản: Bass – 3 – 12 – 3 3.2. Nâng cao: áp dụng điệu slow surf cho những đoạn cao trào: Bass – 3 – 2 – 3 – 1 – 3 – 2 – 3 4. Vận dụng: 4.1. Cơ bản: Cô bé mùa đông Từng cơn gió [Am], khẽ vô tình [Em]. Chiếc lá [F] lìa cành, buông xuống [C] lòng đường Ngồi nhặt những chiếc lá [Am] tôi nhớ về [Em] , Cô bé [F] đáng yêu của tôi [G]. Mùa đông [Am] đến em vẫn cười [Em]. Em ước [F] mình là , bông tuyết [C] ngoài trời Để được bay mãi [Am] lên thiên đường [Em], Một thiên [F] đường tuyết rơi [E7]. Tuyết [Am] chẳng có đâu [Em] em ơi, Chỉ có [F] tôi bên cạnh [C] em thôi. Mùa đông đến [Am] dẫu khiến em [Em] sẽ lạnh, Đừng lo [F] vì còn tôi đây [G] … Bước [C] cùng với nhau [G], Dưới cơn mưa [Am] phùn rất lâu [Em] Tôi nhìn em [F], em đỏ mặt [C]. Em không nói [Dm] khiến cho lòng tôi [G] bồi hồi Trong [C] ngần mắt em [G], Thấy long lanh [Am] muôn vàng tuyết rơ

Điệu Disco

Điệu Disco: hay còn được gọi là điệu bepop, tiết tấu vui tươi. 1. Nhip: 2/4, 4/4 2. Cách đánh: Xuống – Lên – Bịt – Lên Hoặc Lên – Xuống – Lên – Bịt 3. Vận dụng: Xăng  Am———————————————-Dm Xăng , sao vừa tăng giá mấy hôm lại tăng ———————————————Am Đang thời lạm phát khắp nơi đều căng —————————————— E Phen này chết đói dân nhe cả răng ————————————– Am Sao lại chơi ác với dân vậy xăng Xăng bây giờ ta biết kiếm ăn làm sao Xăng giờ tăng giá mỗi hôm một cao Bao tiền trong ví mỗi hôm một down Xăng lại chơi ác với dân vậy sao ———-Dm————– E ——————–Am Giờ xe máy cất trong nhà mình đếch thèm đi ————— Dm ————————————–E Đi bằng xe bus chi tiền cũng ít đỡ phải đau đít ———— Dm ———— E ——————– Am Giờ cưa gái, đến chơi nhà mình cứ tặng xăng ——————–Dm————————————–­- E Xăng giờ cao giá, lấy lòng ba má không cần hoa lá  

Cách đánh điệu SLOW ROCK

1. Điệu Slow Rock 2. Nhịp: 4/4; 6/8 3. Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch. 4. Cách đánh: 4.1. Cách rải : Ngón cái đánh 1 trong 3 dây Bass (tùy từng hợp âm mà các bạn đánh dây bass của hợp âm đó). 3 ngón trỏ-giữa-nhẫn rải dây 3 -2-1 -2 -3 Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch 1 –      2     -     3     -     4 -  5        -    6 4.2. Cách quạt chả : Cách 1: Xuống – xuống – lên – xuống – lên – đập – xuống – xuống ( hết một khuông nhạc) Dùng thịt của ngón cái (hoặc móng của ngón trỏ) để dập xuống cho phách mạnh đầu tiên của nhịp Slow Rock. Đập : tất cả phần móng và phần thịt của bàn tay vào dây đàn. Về cơ bản là xuống – lên là giống nhau, sự khác nhau chỉ nằm ở ngón mà mình dùng. Chuyển gam : Chuyển từ XUỐNG thứ 3 (sau đập thứ 2) Cách 2: Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X)-> Bass X LX X + Bùm: quạt 3 dây trên. + Chát: quạt 3 dây dưới. 5. Vận dụng Tuổi hồng thơ ngây Điệu SlowRock – Bass 3 2 1 2 3 —————–C —————Am——–Dm————