Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2013

NGUYÊN TẮC CĂN BẢN – TAY PHẢI

Tự học Đàn Guitar Nguyên tắc căn bản – tay phải Trước khi đi vào chi tiết về các thể loại đệm tay mặt, tôi xin trình bày một vài điều căn bản nhằm mục đích giúp các bạn có 1 cái khung (framework) để sau này có thể đệm tay mặt cho mọi bài hát: 1. Tìm xem bài nhạc thuộc nhịp gì ?: Nhìn vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v… Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp. Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16 v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn . Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v… Như vậy,

Cách để móng khi chơi đàn Guitar

  Xây dựng một tiếng đàn hay Khi lắng nghe một tay chơi đàn guitar giỏi, có lẽ điều làm chúng ta thích thú nhất là tiếng đàn của người ấy. Tạo ra tiếng đàn hay, tuy vậy, lại là một trong những vấn đề rắc rối nhất trong việc học chơi guitar. Những học sinh được đào tạo một cách cẩu thả thường tạo ra tiếng đàn nghèo nàn, sẽ lộ ra ngay khi biểu diễn. Vì mục tiêu của chúng ta là tránh tất cả những gì có thể làm phương hại đến khả năng biểu diễn, nên bạn cần phải học cách tạo ra tiếng đàn một cách thật cẩn thận. Cho dù cây đàn guitar có thể tạo ra cả một loạt âm thanh có màu sắc khác nhau, điều này bạn chưa cần để ý đến vội. Tốt hơn là bạn tập trung vào việc tạo ra những âm thanh tốt nhất mà thông qua quá trình rèn luyện, bạn có thể thực hiện một cách thuần thục. Âm thanh cơ bản này chính là mục tiêu của bạn trong suốt quá trình học chơi cây đàn guitar rực rỡ sắc màu âm thanh. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ TẠO RA TIẾNG ĐÀN Cho dù tiếng đàn căn bản của mỗi người có khác biệt, đa số

Phách

Có lẽ một trong những khái niệm nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại dễ gây bối rối nhất là nhịp và số nhịp. Trong âm nhạc, một ô nhịp là khoảng cách giữa hai vạch nhịp . Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp . Các nhịp thường thấy là 2/4,3/4 và 4/4. Số trên cùng (tỉ số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một ô nhịp nói nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách . 460 × 268 - vietnamese.ruvr.ru Có Phách nặng và Phách nhẹ . Phách nặng phách nhẹ khiến cho ta phân biệt được điệu nhạc. Ví dụ điệu Valse có nhịp là 3/4. Có nghĩa là trong một khuôn có 3 phách. Ở đây có một phách NẶNG và hai phách NHẸ. Được xếp theo: 1 nặng, 2 nhẹ, 3 nhẹ. Ta nghe thì sẽ thấy như sau: Xình chát chát – xình chát chát – xình chát chát. Điệu Tango có nhịp 4/4. Có 4 phách. Xếp theo: 1 nhẹ, 2 nhẹ, 3 nhẹ, 4 nặng. Giữa phách 3 và phách 4 có thêm một phác

Cách đánh điệu SLOW ROCK

1. Điệu Slow Rock 2. Nhịp: 4/4; 6/8 3. Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch. 4. Cách đánh: 4.1. Cách rải : Ngón cái đánh 1 trong 3 dây Bass (tùy từng hợp âm mà các bạn đánh dây bass của hợp âm đó). 3 ngón trỏ-giữa-nhẫn rải dây 3 -2-1 -2 -3 Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch 1 –      2     -     3     -     4 -  5        -    6 4.2. Cách quạt chả : Cách 1: Xuống – xuống – lên – xuống – lên – đập – xuống – xuống ( hết một khuông nhạc) Dùng thịt của ngón cái (hoặc móng của ngón trỏ) để dập xuống cho phách mạnh đầu tiên của nhịp Slow Rock. Đập : tất cả phần móng và phần thịt của bàn tay vào dây đàn. Về cơ bản là xuống – lên là giống nhau, sự khác nhau chỉ nằm ở ngón mà mình dùng. Chuyển gam : Chuyển từ XUỐNG thứ 3 (sau đập thứ 2) Cách 2: Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X)-> Bass X LX X + Bùm: quạt 3 dây trên. + Chát: quạt 3 dây dưới. 5. Vận dụng Tuổi hồng thơ ngây Điệu SlowRock – Bass 3 2 1 2 3 —————–C —————Am——–Dm————

CÁCH ĐÁNG ĐIỆU VALSE- BOSTON

Điệu Valse: phiêu lãng bồng bềnh như dìu một ai đó trên sàn nhẩy. 1. Nhịp: 3/4 (Phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ) 2. Bùm – chát – chát. 3. Cách đánh: 3.1. Cách quạt chả: Dùng ngón cái vẩy 3 dây bass tạo tiếng “Bùm”, dùng móng ngón trỏ quạt xuống 3 dây dưới tạo thành nhịp “Chát” 3.2. Cách móc: Ngón cái gẩy vào dây Bass để tạo tiếng Bùm, dùng 3 ngón (trỏ-giữa-nhẫn) giật 3 dây dưới cùng một lúc. 4. Vận dụng: 4.1. Sử dụng quạt chả: Happy birthday to you   ——————-(G)                                     (D) Hap——py     birth ——day     to     you ——————–(D)                                    (G) Hap——py     birth ——day     to     you ——————–(G)                                     (C) Hap——py     birth ——day     to     you ….. 4.2. Sử dụng cách móc: Nhỏ ơi slow rock, valse Lần đầu(Dm) ta gặp nhỏ( C), trong nắng(Am) chiều bay bay(Dm) Ngập ngừng(Dm) ta hỏi nhỏ( C), nhỏ bảo( C) nhỏ không tên(F) Ừ thì(Dm) nhỏ không tên( C), bây giờ( C) quen nhé nhỏ(Am),

Cách đánh điệu Blue

Điệu Blue: nhẹ nhàng sâu lắng và đậm chất buồn   1. Nhịp: 4/4 2. Bùm – xình – chát – xình. 3. Cách đánh: 3.1. Cơ bản: Bass – 3 – 12 – 3 3.2. Nâng cao: áp dụng điệu slow surf cho những đoạn cao trào: Bass – 3 – 2 – 3 – 1 – 3 – 2 – 3 4. Vận dụng: 4.1. Cơ bản: Cô bé mùa đông Từng cơn gió [Am], khẽ vô tình [Em]. Chiếc lá [F] lìa cành, buông xuống [C] lòng đường Ngồi nhặt những chiếc lá [Am] tôi nhớ về [Em] , Cô bé [F] đáng yêu của tôi [G]. Mùa đông [Am] đến em vẫn cười [Em]. Em ước [F] mình là , bông tuyết [C] ngoài trời Để được bay mãi [Am] lên thiên đường [Em], Một thiên [F] đường tuyết rơi [E7]. Tuyết [Am] chẳng có đâu [Em] em ơi, Chỉ có [F] tôi bên cạnh [C] em thôi. Mùa đông đến [Am] dẫu khiến em [Em] sẽ lạnh, Đừng lo [F] vì còn tôi đây [G] … Bước [C] cùng với nhau [G], Dưới cơn mưa [Am] phùn rất lâu [Em] Tôi nhìn em [F], em đỏ mặt [C]. Em không nói [Dm] khiến cho lòng tôi [G] bồi hồi Trong [C] ngần mắt em [G], Thấy long lanh [Am] muôn vàng tuyết rơ

Điệu Disco

Điệu Disco: hay còn được gọi là điệu bepop, tiết tấu vui tươi. 1. Nhip: 2/4, 4/4 2. Cách đánh: Xuống – Lên – Bịt – Lên Hoặc Lên – Xuống – Lên – Bịt 3. Vận dụng: Xăng  Am———————————————-Dm Xăng , sao vừa tăng giá mấy hôm lại tăng ———————————————Am Đang thời lạm phát khắp nơi đều căng —————————————— E Phen này chết đói dân nhe cả răng ————————————– Am Sao lại chơi ác với dân vậy xăng Xăng bây giờ ta biết kiếm ăn làm sao Xăng giờ tăng giá mỗi hôm một cao Bao tiền trong ví mỗi hôm một down Xăng lại chơi ác với dân vậy sao ———-Dm————– E ——————–Am Giờ xe máy cất trong nhà mình đếch thèm đi ————— Dm ————————————–E Đi bằng xe bus chi tiền cũng ít đỡ phải đau đít ———— Dm ———— E ——————– Am Giờ cưa gái, đến chơi nhà mình cứ tặng xăng ——————–Dm————————————–­- E Xăng giờ cao giá, lấy lòng ba má không cần hoa lá  

Điệu March

Điệu March: Gần với điệu Fox nhưng tiết tấu nhanh hơn, thể hiện khí thế của quân đội. 1. Nhip: 4/4 2. Bùm – chát – chát – chát-chát-chát 3. Cách đánh: Xuống – xuống – xuống – xuống – lên – xuống Lưu ý: Xuống đầu tiên bạn quạt vào dây bass để tạo tiếng bùm Ba nhịp đàu tiên là 1 nốt đen, ba nhịp sau nối liền 3 tiếng chát chát chát 4. Vận dụng: Cách đánh điệu March Posted by shaolin Nov - 12 - 2011 0 Comment Điệu March: Gần với điệu Fox nhưng tiết tấu nhanh hơn, thể hiện khí thế của quân đội. 1. Nhip: 4/4 2. Bùm – chát – chát – chát-chát-chát 3. Cách đánh: Xuống – xuống – xuống – xuống – lên – xuống Lưu ý: Xuống đầu tiên bạn quạt vào dây bass để tạo tiếng bùm Ba nhịp đàu tiên là 1 nốt đen, ba nhịp sau nối liền 3 tiếng chát chát chát 4. Vận dụng: Lên Đàng Nào anh[C] em ta cùng nhau[F] xông pha, lên đàng[C] Kiếm nguồn tươi sáng. Ta nguyện[G7] đồng lòng điểm tô[C] non sông Từ nay[F] ra sức anh tài[G]. Đoàn ta chen vai, nề chi[F] chông gai, l

Giới thiệu cây đàn Guitar

Cấu tạo cây đàn Guitar Headstock (đầu đàn) Nut (lược đàn) Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây) Frets (những phím đàn) Truss rod Inlays Neck (cần đàn) Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric) Body (thân đàn) Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh) Electronics (điện tử) Bridge (ngựa đàn) Pickguard Back (mặt sau) Soundboard (top) Body sides (ribs) Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm) Strings (những dây đàn) Saddle (lưng ngựa đàn) Fretboard or fingerboard (bàn phím) Ký hiệu dây đàn và ngón tay phải: Cơ bản về cây đàn guitar Bắt đầu tập đàn, điều đầu tiên là phải có đàn . Guitar như một người bạn, chúng ta cũng nên có những hiểu biết cơ bản nhất về người bạn này. A. Cấu tạo cây đàn Đàn guitar có 6 dây, theo thứ tự từ trên xuống dưới (hay từ dây to nhất xuống dây nhỏ nhất) là: Mì Là Rề Son Si Mí – theo cách gọi phổ biến ở VN, hay E A D G B E – theo ký âm phương Tây. Hình 1 cho thấy các bộ phận cơ bản của cây

Sử dụng Capo

Tại sao phải dùng Capo ? Với 6 hợp âm căn bản này, các bạn chỉ cần dùng tai mình để nghe và lắp các hợp âm sao để sao nghe cho thuận tai.  Tuy nhiên nên nhớ đừng nhảy ... lung tung từ hợp âm này qua hợp âm khác một cách ... tự do quá,  vì có nhiều chuyển động nghe rất chỏi tai .  Khi học về hòa âm thì bạn sẽ biết có một số điều “cấm kỵ”, có dịp tôi sẽ ghi ra những chi tiết này cho ai muốn nghiên cứu sâu xa hơn Trong những ví dụ về Bài hát có hợp âm chẳng hạn, hoặc trong thực tế, đôi khi dù là một bài hát bạn đã đàn đi đàn lại hàng trăm lần, hợp âm thuộc làu như cháo chảy, nhưng gặp ngưòi hát không phải giọng C như bạn đã thuộc làu mà là E chẳng hạn, vậy phải làm sao? Đơn giản thôi, cứ theo qui tắc 1-6-8 hay 1-4-5 mà tăng hay giảm cung, cần lưu ý là 1-6-8 hay 1-4-5 thì cũng như nhau, 1-4-5 không tính tới những nốt thăng nhằm đếm cho dễ mà thôi. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ gặp phải những hợp âm lạ. Cách dễ nhất là dùng Capo, là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệ

Tìm các hợp âm để đệm bài MƯA HỒNG

Bài này thuộc cung Do trưởng ( chủ âm là C).  Theo nguyên tắc “ gia đình 4 con ‘ và áp dụng ... “luật gia đình” 1 – 4 – 5 như đã nói ở những bài trước, bạn sẽ tìm ra được 6 hợp âm để đệm cho những bài thuộc cung Do trưởng ( hay La thứ ) như bài này. Trong túi “bửu bối” của bạn sẽ có 6 hợp âm : Do trưởng (1) – Fa trưởng (4) – Sol 7 (5) La thứ (1) – Re thứ (4) – Mi thứ (5) Với 6 hợp âm này (C , F , G7 , Am, Dm và Em) bạn có thể chỉ dùng tai mình nghe theo bài nhạc mà lắp các hợp âm này vào bài.  Xin nhắc lại một vài quy luật như sau: 1.      Ðổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.  Ðây là những chữ viết HOA trong bài 2.      Hợp âm đầu tiên trong bài là chủ âm , ở đây là Do ( C ) 3.      Bài nhạc tận cùng bằng cách về lại chủ âm (C) 4.      Trước khi về lại chủ âm, thường dùng nhất là hợp âm bậc 5 ( G7) Ðại khái giản dị chỉ có vậy thôi.  Bạn thử hát bài MƯA HỒNG và cứ đến những chữ HOA là đổi hợp âm.  Không cần để ý cách đàn tay mặt vội, chỉ

Vài điều cần ghi nhớ để tìm đươc hợp âm nhanh chóng

Vài điều cần ghi nhớ   Bài học ngắn trong phần 1 trình bày những quy luật “bỏ túi” giúp các bạn có thể tìm ra các hợp âm căn bản dùng trong 1 bài nhạc Việt nhanh chóng. Muốn hiểu rõ thêm về những quy luật này thì các bạn cần biết vài điều lý thuyết căn bản sau đây: 1.      Quãng:   Hãy lấy các nốt nhạc sắp theo thứ tự : Do – Re – Mi – Fa – Sol –La – Si - Do ( kết bằng Do cho trọn 8 nốt).  Từ Do đến Re là quãng 2, Do đến Mi là quãng 3, Do – Fa (q 4) , Do – Sol (q 5) v.v... Nói chung thì quãng là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc.  Có nhiều loại quãng : trưởng , thứ, tăng, giảm, tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 nốt này.  Ðể đo khoảng cách thì cần dùng đơn vị gọi là  “nửa cung” 2.      Cung và nửa cung:  Nhìn trên phím đàn guitar, bạn để ý là từ nốt Mi lên Fa và Si lên Do chỉ cách nhau có 1 phím, còn giữa các nốt khác thì cách nhau 2 phím.  Khoảng cách một phím như vậy là “nửa cung” và 2 phím là “1 cung” 3.      Âm giai Do trưởng: Hãy dùng cây guitar để đàn 8 nốt

Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc Việt

Vì trình độ đàn guitar và căn bản lý thuyết âm nhạc của mọi người đều khác nhau, viết một bài chỉ dẫn tổng quát cho mọi trình độ là điều không dễ.  Do đó tôi sẽ trình bày 1 khung hình (framework) rồi từ đó tùy trình độ của mình mà các bạn sẽ tự tìm hiểu thêm.  PHẦN MỘT : KỸ THUẬT TAY TRÁI   Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc Việt   Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords), hoặc không ghi hợp âm nào cả.  Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải.  Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm! Do đó trước khi cầm lấy cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài .   Ba vấn đề chính thuộc bàn tay trái là: 1: Tìm chủ âm của bài nhạc 2: Tìm các