Chuyển đến nội dung chính

Giới thiệu cây đàn Guitar

Cấu tạo cây đàn Guitar

  1. Headstock (đầu đàn)
  2. Nut (lược đàn)
  3. Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây)
  4. Frets (những phím đàn)
  5. Truss rod
  6. Inlays
  7. Neck (cần đàn)
  8. Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric)
  9. Body (thân đàn)
  10. Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh)
  11. Electronics (điện tử)
  12. Bridge (ngựa đàn)
  13. Pickguard
  14. Back (mặt sau)
  15. Soundboard (top)
  16. Body sides (ribs)
  17. Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm)
  18. Strings (những dây đàn)
  19. Saddle (lưng ngựa đàn)
  20. Fretboard or fingerboard (bàn phím)
Ký hiệu dây đàn và ngón tay phải:

Cơ bản về cây đàn guitar

Bắt đầu tập đàn, điều đầu tiên là phải có đàn big grin. Guitar như một người bạn, chúng ta cũng nên có những hiểu biết cơ bản nhất về người bạn này.
A. Cấu tạo cây đàn
Đàn guitar có 6 dây, theo thứ tự từ trên xuống dưới (hay từ dây to nhất xuống dây nhỏ nhất) là: Mì Là Rề Son Si Mí – theo cách gọi phổ biến ở VN, hay E A D G B E – theo ký âm phương Tây.
Hình 1 cho thấy các bộ phận cơ bản của cây đàn.
Đàn guitar cổ điển
Hình 1: Đàn guitar cổ điển
1. Bộ khóa: Dùng để căng và giữ 6 dây đàn. Khi lên dây ta vặn điều chỉnh các khóa để căng/chùng dây đàn đến nốt mong muốn.
2. Cần đàn và phím đàn: cần đàn bằng gỗ, là nơi ta dùng ngón tay trái bấm lên dây đàn tạo thành các nốt khác nhau.
Cần đàn chia thành nhiều ngăn bởi các phím đàn (thường bằng đồng). Các ngăn 3,5,7,12… (đếm từ bộ khóa) thường được đánh dấu bằng chấm tròn nhỏ, có thể trên mặt cần đàn hoặc ở cạnh cần đàn.
3. Con ngựa: hợp với bộ khóa căng các dây đàn. Một nhận xét nhỏ ở đây, nếu bạn dùng tay phải gảy dây đàn càng gần con ngựa, tiếng đàn càng mỏng và đanh. Ngược lại, nếu gảy gần lỗ thoát âm hoặc dịch lên trên cân đàn, tiếng đàn đục và ấm.
4. Thùng đàn và lỗ thoát âm: hệ thống cộng hưởng khuếch đại âm thanh từ dây đàn, là bộ phận chính tạo nên âm thanh mà ta nghe được.
B. Tiêu chuẩn tối thiểu của một cây đàn tốt
- Bộ khóa chắc, không để dây bị tuột, chùng sau một thời gian chơi.
- Cần đàn thẳng, xem hình 1, góc chụp ngang, khi ta nhìn cần đàn hợp với thùng đàn thành 1 đường thẳng tuyệt đối. Đàn chất lượng kém sau 1 thời gian chơi cần đàn sẽ bị cong dưới sức căng của dây đàn.
- Phím đàn cứng, chắc chắn, dây đàn khi căng chuẩn không bị chạm phím đàn (dẫn đến hiện tượng rè khi chơi).
- Tiếng đàn nghe ấm, vang (vấn đề này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm chơi đàn).
C. Phân loại đàn guitar
Acoustic Guitar:
  • Cần đàn (neck)nhỏ hơn cần đàn cổ điển
  • Thường có 14 phím(fret), hoặc 12 phím từ đầu cần đàn tới điểm giao với thùng đàn
  • Thường sử dụng dây sắt (Steel string)
  • Tiếng đàn thường đanh  

Classical Guitar :
  • Cần đàn (neck) khá to hơn loại Acoustic guitar
  • Có 12 phím (fret) từ đầu cần đàn đến điểm nối với thùng đàn
  • Thường sử dụng dây nylon
  • Tiếng đàn trầm ấm
 
Electric Guitar:
  • Thân bằng gỗ đặc. Không có tính năng cộng hưởng âm thanh như guitar thùng.
  • Cần có hệ thống Amplifiers.

Về kích thước cây đàn, hiện nay có 3 chuẩn chính dựa vào chiều dài của đàn là:
  1. Loại cho trẻ em
  2. Loại cần dài 630mm
  3. Loại cần dài 650mm
Có rất nhiều loại dây đàn trên thi trường. Về cơ bản, có 4 loại:
  1. Flat wound (loại dây có vỏ bọc ngoài dẹt)
  2. Round wound (loại dây có vỏ bọc ngoài tròn)
  3. Half round (kết hợp hai loại trên)
  4. Dây ni lon.
Những loại này đều có các loại nặng, vừa và nhẹ.
Sự lựa chọn cỡ dây hay sự dày mỏng là vấn đề sở thích cá nhân. Trong khi loại dây có kích cỡ lớn (heavy gauge strings) có tiếng vang rất tốt nhưng ở một số đàn khác chúng có thể gây cong cần, làm cho dây xa cần đàn hơn và không chuẩn về cao độ âm thanh. Những loại dây kích cỡ vừa và nhỏ (medium & light gauge strings) dùng tốt với hầu hết các loại đàn.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách đánh điệu Blue

Điệu Blue: nhẹ nhàng sâu lắng và đậm chất buồn   1. Nhịp: 4/4 2. Bùm – xình – chát – xình. 3. Cách đánh: 3.1. Cơ bản: Bass – 3 – 12 – 3 3.2. Nâng cao: áp dụng điệu slow surf cho những đoạn cao trào: Bass – 3 – 2 – 3 – 1 – 3 – 2 – 3 4. Vận dụng: 4.1. Cơ bản: Cô bé mùa đông Từng cơn gió [Am], khẽ vô tình [Em]. Chiếc lá [F] lìa cành, buông xuống [C] lòng đường Ngồi nhặt những chiếc lá [Am] tôi nhớ về [Em] , Cô bé [F] đáng yêu của tôi [G]. Mùa đông [Am] đến em vẫn cười [Em]. Em ước [F] mình là , bông tuyết [C] ngoài trời Để được bay mãi [Am] lên thiên đường [Em], Một thiên [F] đường tuyết rơi [E7]. Tuyết [Am] chẳng có đâu [Em] em ơi, Chỉ có [F] tôi bên cạnh [C] em thôi. Mùa đông đến [Am] dẫu khiến em [Em] sẽ lạnh, Đừng lo [F] vì còn tôi đây [G] … Bước [C] cùng với nhau [G], Dưới cơn mưa [Am] phùn rất lâu [Em] Tôi nhìn em [F], em đỏ mặt [C]. Em không nói [Dm] khiến cho lòng tôi [G] bồi hồi Trong [C] ngần mắt em [G], Thấy long lanh [Am] muôn vàng tuyết rơ

Điệu Disco

Điệu Disco: hay còn được gọi là điệu bepop, tiết tấu vui tươi. 1. Nhip: 2/4, 4/4 2. Cách đánh: Xuống – Lên – Bịt – Lên Hoặc Lên – Xuống – Lên – Bịt 3. Vận dụng: Xăng  Am———————————————-Dm Xăng , sao vừa tăng giá mấy hôm lại tăng ———————————————Am Đang thời lạm phát khắp nơi đều căng —————————————— E Phen này chết đói dân nhe cả răng ————————————– Am Sao lại chơi ác với dân vậy xăng Xăng bây giờ ta biết kiếm ăn làm sao Xăng giờ tăng giá mỗi hôm một cao Bao tiền trong ví mỗi hôm một down Xăng lại chơi ác với dân vậy sao ———-Dm————– E ——————–Am Giờ xe máy cất trong nhà mình đếch thèm đi ————— Dm ————————————–E Đi bằng xe bus chi tiền cũng ít đỡ phải đau đít ———— Dm ———— E ——————– Am Giờ cưa gái, đến chơi nhà mình cứ tặng xăng ——————–Dm————————————–­- E Xăng giờ cao giá, lấy lòng ba má không cần hoa lá  

Cách đánh điệu SLOW ROCK

1. Điệu Slow Rock 2. Nhịp: 4/4; 6/8 3. Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch. 4. Cách đánh: 4.1. Cách rải : Ngón cái đánh 1 trong 3 dây Bass (tùy từng hợp âm mà các bạn đánh dây bass của hợp âm đó). 3 ngón trỏ-giữa-nhẫn rải dây 3 -2-1 -2 -3 Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch 1 –      2     -     3     -     4 -  5        -    6 4.2. Cách quạt chả : Cách 1: Xuống – xuống – lên – xuống – lên – đập – xuống – xuống ( hết một khuông nhạc) Dùng thịt của ngón cái (hoặc móng của ngón trỏ) để dập xuống cho phách mạnh đầu tiên của nhịp Slow Rock. Đập : tất cả phần móng và phần thịt của bàn tay vào dây đàn. Về cơ bản là xuống – lên là giống nhau, sự khác nhau chỉ nằm ở ngón mà mình dùng. Chuyển gam : Chuyển từ XUỐNG thứ 3 (sau đập thứ 2) Cách 2: Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X)-> Bass X LX X + Bùm: quạt 3 dây trên. + Chát: quạt 3 dây dưới. 5. Vận dụng Tuổi hồng thơ ngây Điệu SlowRock – Bass 3 2 1 2 3 —————–C —————Am——–Dm————