Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng Capo

Tại sao phải dùng Capo ?

Với 6 hợp âm căn bản này, các bạn chỉ cần dùng tai mình để nghe và lắp các hợp âm sao để sao nghe cho thuận tai.  Tuy nhiên nên nhớ đừng nhảy ... lung tung từ hợp âm này qua hợp âm khác một cách ... tự do quá,  vì có nhiều chuyển động nghe rất chỏi tai .  Khi học về hòa âm thì bạn sẽ biết có một số điều “cấm kỵ”, có dịp tôi sẽ ghi ra những chi tiết này cho ai muốn nghiên cứu sâu xa hơn
Trong những ví dụ về Bài hát có hợp âm chẳng hạn, hoặc trong thực tế, đôi khi dù là một bài hát bạn đã đàn đi đàn lại hàng trăm lần, hợp âm thuộc làu như cháo chảy, nhưng gặp ngưòi hát không phải giọng C như bạn đã thuộc làu mà là E chẳng hạn, vậy phải làm sao? Đơn giản thôi, cứ theo qui tắc 1-6-8 hay 1-4-5 mà tăng hay giảm cung, cần lưu ý là 1-6-8 hay 1-4-5 thì cũng như nhau, 1-4-5 không tính tới những nốt thăng nhằm đếm cho dễ mà thôi. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ gặp phải những hợp âm lạ. Cách dễ nhất là dùng Capo, là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệm đàn mục đích là kẹp chặt cả 6 dây đàn tại 1 phím đàn nhất định, ví dụ kẹp capo ở phím 4 tức là bài nhạc đã được nâng lên 4 tông. Capo không dùng trong guitar cổ điển.


Nếu ai cũng hát cùng một giọng, nôm na là cùng một tông thì khi đệm hát chúng ta cũng “dễ thở”, một là học thuộc, rồi khi lâm trận cứ thế mà đàn. Hai là theo cách tìm hợp âm, đặt hợp âm vào bản nhạc và sau đó là đệm hát. Nhưng thực tế lại có nhiều giọng khác nhau. Về mặt lý thuyết thì bất cứ giọng nào, bạn cứ theo qui tắc 1-6-8 hay 1-4-5 mà tìm hợp âm thôi, cần lưu ý là 1-6-8 hay 1-4-5 thì cũng tương tự như nhau, 1-4-5 không tính tới những nốt thăng nhằm đếm cho dễ mà thôi. Tuy nhiên với quãng 8 như thế này:
C – C# – D – D# – E – F – F# – G – G# – A – A# – H.
Bạn sẽ thấy là nếu theo cách đó sẽ phát sinh nhiều hợp âm lạ hoắc như F#m hay C#m… Cách đơn giản nhất là dùng Capo. Tuy vậy như chúng ta đã đề cập, ví dụ, bài hát giọng Do trưởng (C) muốn hát lên 2 giọng thành Mi (Dol-Re-Mi) thì kéo capo xuống phím 2, nhưngmuốn hát xuống tông ở giọng La (A), không thể kéo xuống hay lên được. Cách giải quyết là chơi một gam khác, có chủ âm gần với giọng La và phải nằm trong những hợp âm đã có trước đây (Ví dụ chủ âm đang là 1, bây giờ bạn chơi chủ âm là 5). Bạn nên sử dung qui luật 1-4-5 ở đây,lý do là dễ đếm. Nếu giọng đầu là C chẳng hạn, theo 1-4-5, các hợp âm sẽ là C-F-G, vậy chủ âm bạn sẽ chơi để sau đó sử dụng Capo là G (Từ G bạn sẽ lên 2 tông để thành A, tức là kẹp Capo ở phím 2 và chơi giọng G trưởng). Bình tĩnh, bạn sẽ hơi bối rối ở đây. 1-4-5 là để đếm, còn lên xuống bao nhiêu tông thì vẫn phải theo 12 nốt của quãng 8.
Tóm lại, nếu cần lên tông thì bạn kéo capo xuống. Nếu xuống tông thì bạn cần nhẩm tính chơi chủ âm là thứ 5 thay vì 1, sau đó kéo capo xuống cho phù hợp.
Dưới đây là bảng tóm tắt hợp âm khi dùng Capo, phần sau chúng ta sẽ sử dụng bảng này trong ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Áp dụng

Lấy bài Mưa Hồng làm ví dụ.
Như bạn thấy ở đây, bài Mưa Hồng của Trịnh Công Sơn được đặt chủ âm là Do(C) trưởng.
Giờ nếu ca sĩ hát ở giọng Mi(E) trưởng chẳng hạn. Bạn có thể theo hình trên:
* Kéo capo xuống phím 4 và chơi hợp âm theo thế bấm Do trưởng như cũ.
* Kéo capo xuống phím 2 và chơi các hợp âm theo giọng Re(D) trưởng.
* Kéo capo xuống phím 5 và chơi các hợp âm theo giọng Si(B) trưởng.
Hoặc nếu ca sĩ muốn hát ở giọng La(A) trưởng bạn có thể:
Kéo capo xuống phím 2 và chơi các hợp âm theo giọng Sol(G) trưởng…
 
Ví dụ:
Nắm vững được bửu bối gồm 6 hợp âm căn bản này, bạn cảm thấy an tâm bước ra sân khấu ... Chưa bắt đầu dạo đàn thì cô ca sĩ đã quay lại nói nhỏ rằng “ Anh ơi, cung Do trưởng thấp quá, anh đàn cho em cao hơn, ở cung Mi trưởng được không?”

Ngay lập tức bạn dùng “bộ luật gia đình 1-4-5” và tìm ra ngay 6 hợp âm trong bài này là : E, A,B7 và C#m, F#m và Gm .  Thế nhưng nguy quá vì mấy cái hợp âm “quái đản” này ... chưa biết bấm ở đâu cả vì mình ... chưa học !

Ðang khi bối rối, cô ca sĩ lại thay đổi ý kiến “ Hay là anh xuống cho em 2 tông cũng được!”  Xuống 2 tông có nghĩa là từ chủ âm Do trưởng , hạ xuống chủ âm La trưởng (A)

Lại áp dụng “luật gia đình 1-4-5”, bạn tìm ra ngay 6 hợp âm trong gia đình này là :
A,D,E7 và Fa#m, Bm, C#m  ... Lại cũng khổ vì toàn là những hợp âm lạ và trắc trở khó bấm.

Phải làm gì bây giờ ?

Thực sự thì trước khi ra “chiến trường”, bạn cần học thêm 2 chiêu sau đây thì mới có thề gọi là tạm đủ căn bản để đệm được các bài nhạc cho ca sĩ hát, ở bất cứ cung nào.


Chiêu thứ nhất :
Tập thêm 1 bộ 6 hợp âm để đệm 1 bài ở chủ âm Sol trưởng (G)

Giả thử như bài Mưa Hồng được hát ở cung (tông , chủ âm) G thì 6 hợp âm căn bản của “gia đình cung C” sẽ thay đổi từ: C,F,G7 – Am,Dm.Em
ra thành
G,C,D7 – Em, Am,Bm

Ðây là những thành viên trong gia đình cung Sol trưởng (G)

Ðể tìm bộ 6 hợp âm mới này có 2 cách, hoặc bắt đầu từ chủ âm G mà dùng luật 1-4-5 , hoặc nhìn vào trang nhạc viết cho cung Do trưởng (C) mà cứ nhìn thấy tên hợp âm nào thì cứ đếm lên 5 nốt ( Do thành ra Sol, Fa thành ra Do v.v...)


Chiêu thứ hai:
Dùng cái CAPO

“Capo” là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệm đàn ( và dùng trong Flamenco guitar) nhưng không dùng trong guitar cổ điển

Nếu muốn đệm nhạc cho mình và nhất là cho người khác hát thì nhất định là bạn phải tìm mua 1 cái Capo ở các tiệm nhạc.

Kẹp cái Capo từ phím 1 và nhích dần lên 6 thì tuy vẫn đàn 6 hợp âm trong cung Do trưởng, bạn đã có thể đệm cho casĩ hát ở các cung từ C# (Db) đến F# trưởng hay Gb trưởng

Tương tự, nếu đàn ở cung Sol trưởng (G) và kẹp Capo từ phím 1 đến phím 4, bạn có thể đệm cho các bài nhạc từ cung Sol thăng trưởng (hoặc La giảm thứ) đến Si trưởng

(Chú ý “ Dùng Capo ở phím 5 mà đàn những hợp âm của gia đình G thì cũng tương tự như đệm bài hát ở cung Do trưởng .   Tuy nhiên các hợp âm đàn ở vị trí này sẽ cao hơn nếu đàn cung C không dùng Capo.  Trong trường hợp có 2 guitar cùng đệm cho 1 ca sĩ thì 1 cây đệm ở Do trưởng không Capo  , còn cây kia đệm ở Sol trưởng với Capo ở bậc 5, nghe sẽ rất hay)

Nói chung lại thì chỉ cần nắm 6 hợp âm trong gia đình cung Do trưởng và thêm vào 3 hợp âm mới là G, D7và Bm , tất cả là 9 hợp âm, thì bạn có thể đệm đươc tất cả, bất chấp ca sĩ có khó tính, thay đổi tông lên xuống thế nào đi nữa

Trở lại hai thí dụ ở đầu bài:

1.      Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung Mi trưởng >>>>  Kẹp Capo ở phím 4 và đàn 6 hợp âm của gia đình Do trưởng ( mà bạn đã thuộc lòng, hoặc đã ghi trên giấy rồi )
2.      Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung A trưởng >>>>  Không thể đàn ở Do trưởng mà kéo Capo xuống, bạn sẽ lắp Capo ở phím 2, rồi đàn bài nhạc xem như ở cung Sol trưởng (G).  Khi thành thạo rồi , bạn có thể nhìn vào bài nhạc đầu tiên với các hợp âm viết cho cung Do trưởng mà trong trí lập tức đếm lên 5 nốt.  Ðiều này không khó, và nếu muốn tập đọc cho nhanh thì bạn nên chịu khó luyện thêm một câu ... “thần chú” khác là ...

Do Mi Sol / Re Fa La /Mi Sol Si / Fa La Do / Sol Si Re / La Do Mi, Si Re Fa

Nói chung là tập đọc các nốt trong âm giai thành từng nhóm 1-3-5 ... cho thật nhanh

Không những “thần chú” này sẽ giúp bạn chuyển cung (như trong thí dụ trên) mà còn sẽ giúp ích rất nhiều khi xác định tên các hợp âm

Tóm lại nếu phải đệm cho 1 ca sĩ hát đột xuất 1 bài ở cung trưởng dầu cho không có nhạc bản trước mặt thì bạn có thể làm như sau:
1.      Thử dạo bài ấy ở cung Do trưởng, dạo 6 hợp âm trong “gia đình C” .  Nếu ca sĩ thấy OK thì tốt quá
2.      Nếu ca sĩ cho rằng Do trưởng quá thấp và đòi lên cao thì chỉ việc dùng Capo.  Giản dị quá !
3.      Nếu ca sĩ đòi hát thấp hơn thì chuyển qua cung Sol trưởng , dạo 6 hợp âm trong “gia đình G” rồi dùng Capo nếu cần!
Cho đến giờ , chúng ta vẫn còn bàn về lý thuyết cho bàn tay trái, nghĩa là làm sao để tìm hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị.  Có lẽ như vậy cũng tạm đủ để bắt đầu bước qua phần kỹ thuật căn bản cho tay mặt. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách đánh điệu Blue

Điệu Blue: nhẹ nhàng sâu lắng và đậm chất buồn   1. Nhịp: 4/4 2. Bùm – xình – chát – xình. 3. Cách đánh: 3.1. Cơ bản: Bass – 3 – 12 – 3 3.2. Nâng cao: áp dụng điệu slow surf cho những đoạn cao trào: Bass – 3 – 2 – 3 – 1 – 3 – 2 – 3 4. Vận dụng: 4.1. Cơ bản: Cô bé mùa đông Từng cơn gió [Am], khẽ vô tình [Em]. Chiếc lá [F] lìa cành, buông xuống [C] lòng đường Ngồi nhặt những chiếc lá [Am] tôi nhớ về [Em] , Cô bé [F] đáng yêu của tôi [G]. Mùa đông [Am] đến em vẫn cười [Em]. Em ước [F] mình là , bông tuyết [C] ngoài trời Để được bay mãi [Am] lên thiên đường [Em], Một thiên [F] đường tuyết rơi [E7]. Tuyết [Am] chẳng có đâu [Em] em ơi, Chỉ có [F] tôi bên cạnh [C] em thôi. Mùa đông đến [Am] dẫu khiến em [Em] sẽ lạnh, Đừng lo [F] vì còn tôi đây [G] … Bước [C] cùng với nhau [G], Dưới cơn mưa [Am] phùn rất lâu [Em] Tôi nhìn em [F], em đỏ mặt [C]. Em không nói [Dm] khiến cho lòng tôi [G] bồi hồi Trong [C] ngần mắt em [G], Thấy long lanh [Am] muôn vàng tuyết rơ

Điệu Disco

Điệu Disco: hay còn được gọi là điệu bepop, tiết tấu vui tươi. 1. Nhip: 2/4, 4/4 2. Cách đánh: Xuống – Lên – Bịt – Lên Hoặc Lên – Xuống – Lên – Bịt 3. Vận dụng: Xăng  Am———————————————-Dm Xăng , sao vừa tăng giá mấy hôm lại tăng ———————————————Am Đang thời lạm phát khắp nơi đều căng —————————————— E Phen này chết đói dân nhe cả răng ————————————– Am Sao lại chơi ác với dân vậy xăng Xăng bây giờ ta biết kiếm ăn làm sao Xăng giờ tăng giá mỗi hôm một cao Bao tiền trong ví mỗi hôm một down Xăng lại chơi ác với dân vậy sao ———-Dm————– E ——————–Am Giờ xe máy cất trong nhà mình đếch thèm đi ————— Dm ————————————–E Đi bằng xe bus chi tiền cũng ít đỡ phải đau đít ———— Dm ———— E ——————– Am Giờ cưa gái, đến chơi nhà mình cứ tặng xăng ——————–Dm————————————–­- E Xăng giờ cao giá, lấy lòng ba má không cần hoa lá  

Cách đánh điệu SLOW ROCK

1. Điệu Slow Rock 2. Nhịp: 4/4; 6/8 3. Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch. 4. Cách đánh: 4.1. Cách rải : Ngón cái đánh 1 trong 3 dây Bass (tùy từng hợp âm mà các bạn đánh dây bass của hợp âm đó). 3 ngón trỏ-giữa-nhẫn rải dây 3 -2-1 -2 -3 Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch 1 –      2     -     3     -     4 -  5        -    6 4.2. Cách quạt chả : Cách 1: Xuống – xuống – lên – xuống – lên – đập – xuống – xuống ( hết một khuông nhạc) Dùng thịt của ngón cái (hoặc móng của ngón trỏ) để dập xuống cho phách mạnh đầu tiên của nhịp Slow Rock. Đập : tất cả phần móng và phần thịt của bàn tay vào dây đàn. Về cơ bản là xuống – lên là giống nhau, sự khác nhau chỉ nằm ở ngón mà mình dùng. Chuyển gam : Chuyển từ XUỐNG thứ 3 (sau đập thứ 2) Cách 2: Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X)-> Bass X LX X + Bùm: quạt 3 dây trên. + Chát: quạt 3 dây dưới. 5. Vận dụng Tuổi hồng thơ ngây Điệu SlowRock – Bass 3 2 1 2 3 —————–C —————Am——–Dm————